Suy nghĩ tích cực là sự lựa chọn tiếp nhận vào tâm trí những thông tin hướng về cảm xúc lạc quan, hướng về một kết quả tốt đẹp trong một ngữ cảnh nào đó. Một vài ví dụ sau đây có thể giúp bạn phân biệt giữa suy nghĩ tích cực với suy nghĩ tiêu cực dễ dàng hơn.
Với ba ví dụ trên tượng trưng cho tình huống (1) khách quan của thời tiết; (2) mất mát về vật chất và (3) về mối quan hệ người thân hy vọng giúp bạn dễ liên tưởng trong những sự việc xảy ra. Bạn có thể thấy rằng bạn có toàn quyền lựa chọn kiểu suy nghĩ như thế nào cho hầu hết các tình huống trong cuộc sống.
Sự khác biệt là nếu bạn chọn suy nghĩ tiêu cực, cảm xúc của bạn sẽ có khuynh hướng đi xuống, và bạn sẽ mất đi những năng lượng tốt cho tinh thần của mình. Ngược lại, nếu bạn chọn suy nghĩ tích cực, bạn sẽ không bị cảm xúc xấu chiếm ngự và năng lượng tốt sẽ được sinh ra nhiều hơn, đồng nghĩa với việc bạn không mất đi nguồn năng lượng mà bạn đang có.
Suy nghĩ tích cực là tinh thần luôn hướng về những kết quả tốt đẹp và các yếu tố thuận lợi sẽ xảy đến cho công việc của mình, ngay cả trong hoàn cảnh có nhiều thử thách hoặc trở ngại. Tâm trí của người có tư duy tích cực chỉ tập trung vào những điều tốt đẹp của bản thân mình và những điều tốt đẹp của người khác. Như vậy, những điểm tốt mà bạn tập trung về mình và người khác sẽ tăng dần lên trong tâm trí bạn. Điều đó sẽ hỗ trợ cho sự hanh thông về mọi thứ.
Người có suy nghĩ tích cực xem thất bại là điều bình thường, đó là những sự cố của trải nghiệm thực tế tất yếu xảy ra trên tiến trình dẫn đến sự thành công. Họ không những không nản lòng trước thất bại, mà còn đón nhận những thất bại như là cơ hội để có được những bài học quý giá và kinh nghiệm cho tương lai.
Một người suy nghĩ tích cực thường tập trung vào những điều tốt đẹp ở người khác. Và khi chỉ tập trung vào những điều tốt đẹp ấy, thì nền tảng cho mọi suy nghĩ, lời nói hay hành động của họ cũng có khuynh hướng trở nên tốt đẹp hơn.
Thực tế đáng buồn là thói quen tự nhiên của bộ não con người, chúng ta thường có khuynh hướng suy nghĩ tiêu cực. Nhưng tin vui cho bạn đây, theo khoa học chứng minh, việc luyện tập cho bộ não là hoàn toàn có thể. Chúng ta có thể huấn luyện cho bộ não của mình thay đổi và hướng về tư duy tích cực. Việc cần làm là phương pháp và sự thực tập thường xuyên, đầy đủ và kiên trì. Sau khi đã bắt đầu thay đổi được, thì cơ chế vận hành sẽ tiếp tục theo khuynh hướng mới – khuynh hướng của Tư Duy Tích Cực, khuynh hướng của Suy Nghĩ Tích Cực.
Suy nghĩ tiêu cực được ví như cỏ dại, khi chúng ta thực hành Suy Nghĩ Tích Cực ví như chúng ta ươm mầm và chăm sóc cây. Việc luyện tập cần duy trì đều đặn, thường xuyên và liên tục, còn không thì cỏ dại sẽ mọc lên lại. Suy Nghĩ Tích Cực cũng vậy, nếu ta không duy trì luyện tập liên tục thì chúng ta sẽ quay về thói quen cũ – thói quen của sự tiêu cực vốn có tự nhiên của mình.
Bạn muốn trở thành con người như thế nào là do chính sự quyết định và sự lựa chọn của bạn.
Vậy luyện tập Suy Nghĩ Tích Cực như thế nào – những phương pháp luyện tập là gì?
Có nhiều nguyên tắc và phương pháp, bạn hãy chọn cho mình phương pháp phù hợp với căn cơ và hoàn cảnh của mình để thực tập. Chánh niệm và tỉnh thức sẽ giúp bạn phát triển Suy Nghĩ Tích Cực và thay đổi tư duy theo chiều hướng Tích Cực theo thời gian.
Thứ 1: Không nhận rác của người khác
Xã hội ngày nay có quá nhiều áp lực, gánh nặng về cơm áo gạo tiền tạo nên áp lực cho rất nhiều người xung quanh. Cũng vì những áp lực như vậy mà mọi người thường có tâm trạng mệt mỏi và tồn tại nguồn năng lượng tiêu cực trong họ. Trong quá trình giao tiếp, họ đã vô tình trút rác (năng lượng tiêu cực) vào người khác. Và bạn cũng có thể bị ảnh hưởng bởi cảm xúc tiêu cực của những người xung quanh.
Nguyên tắc quan trọng là “Tôi chỉ đón nhận điều tốt đẹp, và sẽ không nhận rác của bất cứ ai”. Khi nghe điều tốt và vui, hãy đón nhận. Khi nghe những thông tin xấu hay tiêu cực, hãy tỉnh thức và tự nhắc mình đây là rác. Hãy đọc thầm câu thần chú “Tôi chỉ đón nhận điều tốt đẹp, và sẽ không nhận rác của bất cứ ai”. Vì nếu không, bạn sẽ mất năng lượng và sẽ dần sẽ trở thành nạn nhân của những điều tiêu cực xung quanh. Và tệ hơn, bạn sẽ trở thành con người tiêu cực và có nguy cơ trầm cảm.
Thứ 2: Lựa chọn suy nghĩ
Theo bảng ví dụ so sánh ở trên về sự khác biệt giữa Suy Nghĩ Tích Cực và suy nghĩ tiêu cực, bạn hãy tỉnh táo và lựa chọn những suy nghĩ có lợi cho sức khỏe của mình, bao gồm thể chất và sức khỏe tinh thần. Nếu bạn Suy Nghĩ Tích Cực, tâm trí bạn sẽ chỉ lưu lại những hình ảnh, và viễn cảnh về kết quả của sự tốt đẹp. Như vậy, tâm trí bạn không còn chỗ cho những điều khác. Theo Luật Hấp Dẫn, Vũ Trụ sẽ gửi đến cho bạn những điều tốt đẹp theo mong muốn của bạn.
Thứ 3: Ghi lại những việc tốt đã làm
Hãy bắt đầu ghi lại những việc tốt đã làm. Mục đích của việc này giúp bạn nhận ra hệ giá trị của bản thân mình.
Mỗi ngày, bạn cần ghi lại việc tốt mà bạn đã làm được trong ngày. Ví dụ, bạn đã nói những lời tích cực bao nhiêu lần trong ngày. Hay bạn đã tập thể dục hôm nay chưa. Việc lưu lại những việc tốt này làm thêm tăng hệ giá trị của bản thân bạn. Và khi ghi lại như vậy, bạn có thêm động lực để thực hiện những việc tốt nhiều hơn, hệ giá trị của bạn lại được củng cố và phát triển hơn nữa.
Nếu chưa, bạn có thể bắt đầu từ những việc tích cực nho nhỏ ngay bây giờ và bắt đầu ghi lại. Bạn có thể làm được nhiều điều tốt trong ngày. Chỉ cần mỗi buổi tối, dành vài phút ghi lại, bạn sẽ thấy tự hào về bản thân và những điều tốt đẹp mà bạn đã và đang làm được. Bạn sẽ thấy đáng kinh ngạc về mặt tốt của mình và cảm nhận được giá trị của bản thân tăng lên từng ngày.
Thứ 4: Tự trò chuyện
Khi có chuyện buồn hay bất như ý xảy ra. Bạn hãy tự trò chuyện với chính mình. Viết nhật ký là một phương tiện của việc tự trò chuyện. Bản thân bạn chính là “người bạn tốt nhất” của mình. Khi tự trò chuyện, bạn hãy viết ra hết những cảm xúc của mình, tự đặt câu hỏi và tự tìm tòi cho những câu hỏi đó. Bạn tha hồ đổ hết ra giấy những bức xúc, buồn phiền, khó chịu, bực bội mà bạn đang có.
Tác dụng thứ nhất của việc tự trò chuyện là giảm được áp lực những cảm xúc tiêu cực nhất thời sau khi đã đổ hết ra giấy những bức xúc, muộn phiền, bực bội và giận dữ. Điều này còn giúp bạn ngăn ngừa được những ảnh hưởng đáng tiếc có thể xảy ra nếu bạn trút những lời nói không hay cho người khác trong khi không kiềm chế được cảm xúc nóng giận của mình.
Thứ hai, khi bạn đọc lại “cuộc trò chuyện với chính mình” đó, đa số bạn sẽ nhìn vấn đề với một suy nghĩ khác trước, đôi khi bạn cảm thấy chuyện xảy ra không quá tệ hại như mình nghĩ, chỉ là bạn đã không kiểm soát được cảm xúc của mình lúc đó mà thôi. Vì bản chất của cảm xúc là thay đổi liên tục mà.
Đây là những phương pháp mà tôi áp đã, đang áp dụng và trải nghiệm thực tế. Chúng đã thực sự giúp tôi thay đổi cuộc sống của mình một cách tuyệt vời. Tôi vẫn đang tiếp tục luyện tập hàng ngày để hoàn thiện và phát triển bản thân hơn nữa.
Đến nay, tôi đã dần hình thành những thói quen tích cực, từ suy nghĩ, đến lời nói, rồi hành động. Tôi cảm nhận mọi thứ xung quanh đang diễn ra hoàn hảo hơn từng ngày.
Tôi làm được, chắc chắn bạn cũng làm được như tôi. Vì tất cả chúng ta đều là con cái của Tạo Hoá – Thượng Đế – Đấng Sáng Tạo đầy tình yêu thương, chúng ta đã có sẵn những hạt giống của Tư Duy Tích Cực, Suy Nghĩ Tích Cực từ khi sinh ra. Chỉ là chúng ta đã bị xu thế của cuộc sống thay đổi. Đây chính là lúc ta nhận diện ra và bắt đầu thay đổi.
Chúc bạn thành công!
Suy nghĩ tích cực là sự lựa chọn tiếp nhận vào tâm trí những thông tin hướng về cảm xúc lạc quan, hướng về một kết quả tốt đẹp trong một ngữ cảnh nào đó. Một vài ví dụ sau đây có thể giúp bạn phân biệt giữa suy nghĩ tích cực với suy nghĩ tiêu cực dễ dàng hơn.
Với ba ví dụ trên tượng trưng cho tình huống (1) khách quan của thời tiết; (2) mất mát về vật chất và (3) về mối quan hệ người thân hy vọng giúp bạn dễ liên tưởng trong những sự việc xảy ra. Bạn có thể thấy rằng bạn có toàn quyền lựa chọn kiểu suy nghĩ như thế nào cho hầu hết các tình huống trong cuộc sống.
Sự khác biệt là nếu bạn chọn suy nghĩ tiêu cực, cảm xúc của bạn sẽ có khuynh hướng đi xuống, và bạn sẽ mất đi những năng lượng tốt cho tinh thần của mình. Ngược lại, nếu bạn chọn suy nghĩ tích cực, bạn sẽ không bị cảm xúc xấu chiếm ngự và năng lượng tốt sẽ được sinh ra nhiều hơn, đồng nghĩa với việc bạn không mất đi nguồn năng lượng mà bạn đang có.
Suy nghĩ tích cực là tinh thần luôn hướng về những kết quả tốt đẹp và các yếu tố thuận lợi sẽ xảy đến cho công việc của mình, ngay cả trong hoàn cảnh có nhiều thử thách hoặc trở ngại. Tâm trí của người có tư duy tích cực chỉ tập trung vào những điều tốt đẹp của bản thân mình và những điều tốt đẹp của người khác. Như vậy, những điểm tốt mà bạn tập trung về mình và người khác sẽ tăng dần lên trong tâm trí bạn. Điều đó sẽ hỗ trợ cho sự hanh thông về mọi thứ.
Người có suy nghĩ tích cực xem thất bại là điều bình thường, đó là những sự cố của trải nghiệm thực tế tất yếu xảy ra trên tiến trình dẫn đến sự thành công. Họ không những không nản lòng trước thất bại, mà còn đón nhận những thất bại như là cơ hội để có được những bài học quý giá và kinh nghiệm cho tương lai.
Một người suy nghĩ tích cực thường tập trung vào những điều tốt đẹp ở người khác. Và khi chỉ tập trung vào những điều tốt đẹp ấy, thì nền tảng cho mọi suy nghĩ, lời nói hay hành động của họ cũng có khuynh hướng trở nên tốt đẹp hơn.
Thực tế đáng buồn là thói quen tự nhiên của bộ não con người, chúng ta thường có khuynh hướng suy nghĩ tiêu cực. Nhưng tin vui cho bạn đây, theo khoa học chứng minh, việc luyện tập cho bộ não là hoàn toàn có thể. Chúng ta có thể huấn luyện cho bộ não của mình thay đổi và hướng về tư duy tích cực. Việc cần làm là phương pháp và sự thực tập thường xuyên, đầy đủ và kiên trì. Sau khi đã bắt đầu thay đổi được, thì cơ chế vận hành sẽ tiếp tục theo khuynh hướng mới – khuynh hướng của Tư Duy Tích Cực, khuynh hướng của Suy Nghĩ Tích Cực.
Suy nghĩ tiêu cực được ví như cỏ dại, khi chúng ta thực hành Suy Nghĩ Tích Cực ví như chúng ta ươm mầm và chăm sóc cây. Việc luyện tập cần duy trì đều đặn, thường xuyên và liên tục, còn không thì cỏ dại sẽ mọc lên lại. Suy Nghĩ Tích Cực cũng vậy, nếu ta không duy trì luyện tập liên tục thì chúng ta sẽ quay về thói quen cũ – thói quen của sự tiêu cực vốn có tự nhiên của mình.
Bạn muốn trở thành con người như thế nào là do chính sự quyết định và sự lựa chọn của bạn.
Vậy luyện tập Suy Nghĩ Tích Cực như thế nào – những phương pháp luyện tập là gì?
Có nhiều nguyên tắc và phương pháp, bạn hãy chọn cho mình phương pháp phù hợp với căn cơ và hoàn cảnh của mình để thực tập. Chánh niệm và tỉnh thức sẽ giúp bạn phát triển Suy Nghĩ Tích Cực và thay đổi tư duy theo chiều hướng Tích Cực theo thời gian.
Thứ 1: Không nhận rác của người khác
Xã hội ngày nay có quá nhiều áp lực, gánh nặng về cơm áo gạo tiền tạo nên áp lực cho rất nhiều người xung quanh. Cũng vì những áp lực như vậy mà mọi người thường có tâm trạng mệt mỏi và tồn tại nguồn năng lượng tiêu cực trong họ. Trong quá trình giao tiếp, họ đã vô tình trút rác (năng lượng tiêu cực) vào người khác. Và bạn cũng có thể bị ảnh hưởng bởi cảm xúc tiêu cực của những người xung quanh.
Nguyên tắc quan trọng là “Tôi chỉ đón nhận điều tốt đẹp, và sẽ không nhận rác của bất cứ ai”. Khi nghe điều tốt và vui, hãy đón nhận. Khi nghe những thông tin xấu hay tiêu cực, hãy tỉnh thức và tự nhắc mình đây là rác. Hãy đọc thầm câu thần chú “Tôi chỉ đón nhận điều tốt đẹp, và sẽ không nhận rác của bất cứ ai”. Vì nếu không, bạn sẽ mất năng lượng và sẽ dần sẽ trở thành nạn nhân của những điều tiêu cực xung quanh. Và tệ hơn, bạn sẽ trở thành con người tiêu cực và có nguy cơ trầm cảm.
Thứ 2: Lựa chọn suy nghĩ
Theo bảng ví dụ so sánh ở trên về sự khác biệt giữa Suy Nghĩ Tích Cực và suy nghĩ tiêu cực, bạn hãy tỉnh táo và lựa chọn những suy nghĩ có lợi cho sức khỏe của mình, bao gồm thể chất và sức khỏe tinh thần. Nếu bạn Suy Nghĩ Tích Cực, tâm trí bạn sẽ chỉ lưu lại những hình ảnh, và viễn cảnh về kết quả của sự tốt đẹp. Như vậy, tâm trí bạn không còn chỗ cho những điều khác. Theo Luật Hấp Dẫn, Vũ Trụ sẽ gửi đến cho bạn những điều tốt đẹp theo mong muốn của bạn.
Thứ 3: Ghi lại những việc tốt đã làm
Hãy bắt đầu ghi lại những việc tốt đã làm. Mục đích của việc này giúp bạn nhận ra hệ giá trị của bản thân mình.
Mỗi ngày, bạn cần ghi lại việc tốt mà bạn đã làm được trong ngày. Ví dụ, bạn đã nói những lời tích cực bao nhiêu lần trong ngày. Hay bạn đã tập thể dục hôm nay chưa. Việc lưu lại những việc tốt này làm thêm tăng hệ giá trị của bản thân bạn. Và khi ghi lại như vậy, bạn có thêm động lực để thực hiện những việc tốt nhiều hơn, hệ giá trị của bạn lại được củng cố và phát triển hơn nữa.
Nếu chưa, bạn có thể bắt đầu từ những việc tích cực nho nhỏ ngay bây giờ và bắt đầu ghi lại. Bạn có thể làm được nhiều điều tốt trong ngày. Chỉ cần mỗi buổi tối, dành vài phút ghi lại, bạn sẽ thấy tự hào về bản thân và những điều tốt đẹp mà bạn đã và đang làm được. Bạn sẽ thấy đáng kinh ngạc về mặt tốt của mình và cảm nhận được giá trị của bản thân tăng lên từng ngày.
Thứ 4: Tự trò chuyện
Khi có chuyện buồn hay bất như ý xảy ra. Bạn hãy tự trò chuyện với chính mình. Viết nhật ký là một phương tiện của việc tự trò chuyện. Bản thân bạn chính là “người bạn tốt nhất” của mình. Khi tự trò chuyện, bạn hãy viết ra hết những cảm xúc của mình, tự đặt câu hỏi và tự tìm tòi cho những câu hỏi đó. Bạn tha hồ đổ hết ra giấy những bức xúc, buồn phiền, khó chịu, bực bội mà bạn đang có.
Tác dụng thứ nhất của việc tự trò chuyện là giảm được áp lực những cảm xúc tiêu cực nhất thời sau khi đã đổ hết ra giấy những bức xúc, muộn phiền, bực bội và giận dữ. Điều này còn giúp bạn ngăn ngừa được những ảnh hưởng đáng tiếc có thể xảy ra nếu bạn trút những lời nói không hay cho người khác trong khi không kiềm chế được cảm xúc nóng giận của mình.
Thứ hai, khi bạn đọc lại “cuộc trò chuyện với chính mình” đó, đa số bạn sẽ nhìn vấn đề với một suy nghĩ khác trước, đôi khi bạn cảm thấy chuyện xảy ra không quá tệ hại như mình nghĩ, chỉ là bạn đã không kiểm soát được cảm xúc của mình lúc đó mà thôi. Vì bản chất của cảm xúc là thay đổi liên tục mà.
Đây là những phương pháp mà tôi áp đã, đang áp dụng và trải nghiệm thực tế. Chúng đã thực sự giúp tôi thay đổi cuộc sống của mình một cách tuyệt vời. Tôi vẫn đang tiếp tục luyện tập hàng ngày để hoàn thiện và phát triển bản thân hơn nữa.
Đến nay, tôi đã dần hình thành những thói quen tích cực, từ suy nghĩ, đến lời nói, rồi hành động. Tôi cảm nhận mọi thứ xung quanh đang diễn ra hoàn hảo hơn từng ngày.
Tôi làm được, chắc chắn bạn cũng làm được như tôi. Vì tất cả chúng ta đều là con cái của Tạo Hoá – Thượng Đế – Đấng Sáng Tạo đầy tình yêu thương, chúng ta đã có sẵn những hạt giống của Tư Duy Tích Cực, Suy Nghĩ Tích Cực từ khi sinh ra. Chỉ là chúng ta đã bị xu thế của cuộc sống thay đổi. Đây chính là lúc ta nhận diện ra và bắt đầu thay đổi.
Chúc bạn thành công!
Suy nghĩ tích cực là sự lựa chọn tiếp nhận vào tâm trí những thông tin hướng về cảm xúc lạc quan, hướng về một kết quả tốt đẹp trong một ngữ cảnh nào đó. Một vài ví dụ sau đây có thể giúp bạn phân biệt giữa suy nghĩ tích cực với suy nghĩ tiêu cực dễ dàng hơn.
Với ba ví dụ trên tượng trưng cho tình huống (1) khách quan của thời tiết; (2) mất mát về vật chất và (3) về mối quan hệ người thân hy vọng giúp bạn dễ liên tưởng trong những sự việc xảy ra. Bạn có thể thấy rằng bạn có toàn quyền lựa chọn kiểu suy nghĩ như thế nào cho hầu hết các tình huống trong cuộc sống.
Sự khác biệt là nếu bạn chọn suy nghĩ tiêu cực, cảm xúc của bạn sẽ có khuynh hướng đi xuống, và bạn sẽ mất đi những năng lượng tốt cho tinh thần của mình. Ngược lại, nếu bạn chọn suy nghĩ tích cực, bạn sẽ không bị cảm xúc xấu chiếm ngự và năng lượng tốt sẽ được sinh ra nhiều hơn, đồng nghĩa với việc bạn không mất đi nguồn năng lượng mà bạn đang có.
Suy nghĩ tích cực là tinh thần luôn hướng về những kết quả tốt đẹp và các yếu tố thuận lợi sẽ xảy đến cho công việc của mình, ngay cả trong hoàn cảnh có nhiều thử thách hoặc trở ngại. Tâm trí của người có tư duy tích cực chỉ tập trung vào những điều tốt đẹp của bản thân mình và những điều tốt đẹp của người khác. Như vậy, những điểm tốt mà bạn tập trung về mình và người khác sẽ tăng dần lên trong tâm trí bạn. Điều đó sẽ hỗ trợ cho sự hanh thông về mọi thứ.
Người có suy nghĩ tích cực xem thất bại là điều bình thường, đó là những sự cố của trải nghiệm thực tế tất yếu xảy ra trên tiến trình dẫn đến sự thành công. Họ không những không nản lòng trước thất bại, mà còn đón nhận những thất bại như là cơ hội để có được những bài học quý giá và kinh nghiệm cho tương lai.
Một người suy nghĩ tích cực thường tập trung vào những điều tốt đẹp ở người khác. Và khi chỉ tập trung vào những điều tốt đẹp ấy, thì nền tảng cho mọi suy nghĩ, lời nói hay hành động của họ cũng có khuynh hướng trở nên tốt đẹp hơn.
Thực tế đáng buồn là thói quen tự nhiên của bộ não con người, chúng ta thường có khuynh hướng suy nghĩ tiêu cực. Nhưng tin vui cho bạn đây, theo khoa học chứng minh, việc luyện tập cho bộ não là hoàn toàn có thể. Chúng ta có thể huấn luyện cho bộ não của mình thay đổi và hướng về tư duy tích cực. Việc cần làm là phương pháp và sự thực tập thường xuyên, đầy đủ và kiên trì. Sau khi đã bắt đầu thay đổi được, thì cơ chế vận hành sẽ tiếp tục theo khuynh hướng mới – khuynh hướng của Tư Duy Tích Cực, khuynh hướng của Suy Nghĩ Tích Cực.
Suy nghĩ tiêu cực được ví như cỏ dại, khi chúng ta thực hành Suy Nghĩ Tích Cực ví như chúng ta ươm mầm và chăm sóc cây. Việc luyện tập cần duy trì đều đặn, thường xuyên và liên tục, còn không thì cỏ dại sẽ mọc lên lại. Suy Nghĩ Tích Cực cũng vậy, nếu ta không duy trì luyện tập liên tục thì chúng ta sẽ quay về thói quen cũ – thói quen của sự tiêu cực vốn có tự nhiên của mình.
Bạn muốn trở thành con người như thế nào là do chính sự quyết định và sự lựa chọn của bạn.
Vậy luyện tập Suy Nghĩ Tích Cực như thế nào – những phương pháp luyện tập là gì?
Có nhiều nguyên tắc và phương pháp, bạn hãy chọn cho mình phương pháp phù hợp với căn cơ và hoàn cảnh của mình để thực tập. Chánh niệm và tỉnh thức sẽ giúp bạn phát triển Suy Nghĩ Tích Cực và thay đổi tư duy theo chiều hướng Tích Cực theo thời gian.
Thứ 1: Không nhận rác của người khác
Xã hội ngày nay có quá nhiều áp lực, gánh nặng về cơm áo gạo tiền tạo nên áp lực cho rất nhiều người xung quanh. Cũng vì những áp lực như vậy mà mọi người thường có tâm trạng mệt mỏi và tồn tại nguồn năng lượng tiêu cực trong họ. Trong quá trình giao tiếp, họ đã vô tình trút rác (năng lượng tiêu cực) vào người khác. Và bạn cũng có thể bị ảnh hưởng bởi cảm xúc tiêu cực của những người xung quanh.
Nguyên tắc quan trọng là “Tôi chỉ đón nhận điều tốt đẹp, và sẽ không nhận rác của bất cứ ai”. Khi nghe điều tốt và vui, hãy đón nhận. Khi nghe những thông tin xấu hay tiêu cực, hãy tỉnh thức và tự nhắc mình đây là rác. Hãy đọc thầm câu thần chú “Tôi chỉ đón nhận điều tốt đẹp, và sẽ không nhận rác của bất cứ ai”. Vì nếu không, bạn sẽ mất năng lượng và sẽ dần sẽ trở thành nạn nhân của những điều tiêu cực xung quanh. Và tệ hơn, bạn sẽ trở thành con người tiêu cực và có nguy cơ trầm cảm.
Thứ 2: Lựa chọn suy nghĩ
Theo bảng ví dụ so sánh ở trên về sự khác biệt giữa Suy Nghĩ Tích Cực và suy nghĩ tiêu cực, bạn hãy tỉnh táo và lựa chọn những suy nghĩ có lợi cho sức khỏe của mình, bao gồm thể chất và sức khỏe tinh thần. Nếu bạn Suy Nghĩ Tích Cực, tâm trí bạn sẽ chỉ lưu lại những hình ảnh, và viễn cảnh về kết quả của sự tốt đẹp. Như vậy, tâm trí bạn không còn chỗ cho những điều khác. Theo Luật Hấp Dẫn, Vũ Trụ sẽ gửi đến cho bạn những điều tốt đẹp theo mong muốn của bạn.
Thứ 3: Ghi lại những việc tốt đã làm
Hãy bắt đầu ghi lại những việc tốt đã làm. Mục đích của việc này giúp bạn nhận ra hệ giá trị của bản thân mình.
Mỗi ngày, bạn cần ghi lại việc tốt mà bạn đã làm được trong ngày. Ví dụ, bạn đã nói những lời tích cực bao nhiêu lần trong ngày. Hay bạn đã tập thể dục hôm nay chưa. Việc lưu lại những việc tốt này làm thêm tăng hệ giá trị của bản thân bạn. Và khi ghi lại như vậy, bạn có thêm động lực để thực hiện những việc tốt nhiều hơn, hệ giá trị của bạn lại được củng cố và phát triển hơn nữa.
Nếu chưa, bạn có thể bắt đầu từ những việc tích cực nho nhỏ ngay bây giờ và bắt đầu ghi lại. Bạn có thể làm được nhiều điều tốt trong ngày. Chỉ cần mỗi buổi tối, dành vài phút ghi lại, bạn sẽ thấy tự hào về bản thân và những điều tốt đẹp mà bạn đã và đang làm được. Bạn sẽ thấy đáng kinh ngạc về mặt tốt của mình và cảm nhận được giá trị của bản thân tăng lên từng ngày.
Thứ 4: Tự trò chuyện
Khi có chuyện buồn hay bất như ý xảy ra. Bạn hãy tự trò chuyện với chính mình. Viết nhật ký là một phương tiện của việc tự trò chuyện. Bản thân bạn chính là “người bạn tốt nhất” của mình. Khi tự trò chuyện, bạn hãy viết ra hết những cảm xúc của mình, tự đặt câu hỏi và tự tìm tòi cho những câu hỏi đó. Bạn tha hồ đổ hết ra giấy những bức xúc, buồn phiền, khó chịu, bực bội mà bạn đang có.
Tác dụng thứ nhất của việc tự trò chuyện là giảm được áp lực những cảm xúc tiêu cực nhất thời sau khi đã đổ hết ra giấy những bức xúc, muộn phiền, bực bội và giận dữ. Điều này còn giúp bạn ngăn ngừa được những ảnh hưởng đáng tiếc có thể xảy ra nếu bạn trút những lời nói không hay cho người khác trong khi không kiềm chế được cảm xúc nóng giận của mình.
Thứ hai, khi bạn đọc lại “cuộc trò chuyện với chính mình” đó, đa số bạn sẽ nhìn vấn đề với một suy nghĩ khác trước, đôi khi bạn cảm thấy chuyện xảy ra không quá tệ hại như mình nghĩ, chỉ là bạn đã không kiểm soát được cảm xúc của mình lúc đó mà thôi. Vì bản chất của cảm xúc là thay đổi liên tục mà.
Đây là những phương pháp mà tôi áp đã, đang áp dụng và trải nghiệm thực tế. Chúng đã thực sự giúp tôi thay đổi cuộc sống của mình một cách tuyệt vời. Tôi vẫn đang tiếp tục luyện tập hàng ngày để hoàn thiện và phát triển bản thân hơn nữa.
Đến nay, tôi đã dần hình thành những thói quen tích cực, từ suy nghĩ, đến lời nói, rồi hành động. Tôi cảm nhận mọi thứ xung quanh đang diễn ra hoàn hảo hơn từng ngày.
Tôi làm được, chắc chắn bạn cũng làm được như tôi. Vì tất cả chúng ta đều là con cái của Tạo Hoá – Thượng Đế – Đấng Sáng Tạo đầy tình yêu thương, chúng ta đã có sẵn những hạt giống của Tư Duy Tích Cực, Suy Nghĩ Tích Cực từ khi sinh ra. Chỉ là chúng ta đã bị xu thế của cuộc sống thay đổi. Đây chính là lúc ta nhận diện ra và bắt đầu thay đổi.
Chúc bạn thành công!